Thursday, March 5, 2015



Hãy nói không với túi ni-lông

Theo nhận định của các nhà khoa học, thời gian phân hủy trong điều kiện môi trường tự nhiên của túi ni-lông có thể từ 500 năm đến 1.000 năm. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và nhận thấy túi ni-lông có 7 tác hại lớn là:

Hiện nay túi ni-lông đang được sử dụng khá phổ biến trên thế giới và cả Việt Nam do tính tiện lợi của nó như: rẻ tiền, nhẹ, dẻo, bền chắc … khi mua bất kỳ đồ gì dù sống hay chín, là hàng khô hay hàng ướt, từ những loại hàng hóa có giá trị đến những vật dụng phục vụ cho đời sống hàng ngày, thì người mua luôn nhận được túi ni-lông để xách hàng hóa
người mua luôn nhận được túi ni-lông để xách hàng
Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và túi ni-lông, con số này không ngừng tăng lên. Năm 2000 trung bình mỗi ngày cả nước thải ra 800 tấn rác nhựa vào môi trường. đến nay con số này là 25.000 tấn/ngày. Theo khảo sát của cơ quan môi trường. việc sử dụng túi ni-lông đã trở thành thói quen khó bỏ của người Việt Nam. Hàng năm trung bình mỗi người Việt Nam đã sử dụng khoảng 30 kg các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa. Đến năm 2005 con số này đã tăng lên đến 35kg/người/năm. Và cho đến nay con số này tiếp tục tăng lên.
Điều đáng nói là vẫn còn một số rất lớn người Việt chưa ý thức được rằng túi ni-lông là một trong những mối đe dọa lớn đến môi trường sống, sức khỏe con người và sinh vật do độ bền chắc của nó. Theo nhận định của các nhà khoa học, thời gian phân hủy trong điều kiện môi trường tự nhiên của túi ni-lông có thể từ 500 năm đến 1.000 năm. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và nhận thấy túi ni-lông có 7 tác hại lớn là:
            Thứ nhất là xói mòn đất đai: bao ni-lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của nó dẫn đến xói mòn đất.
túi ni-lông gây xói mòn đất
            Thứ hai là tàn phá hệ sinh thái: túi ni-lông nằm trong đất làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng. Cây trồng sống trên đất đó không phát triển được do không chuyển được nước và chất dinh dưỡng cho cây, ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ sinh thái.
rác thải bừa bãi quanh gốc cây
            Thứ ba là gây ngập úng lụt lội: bao ni-lông vứt xuống cống, hồ, đập thoát nước làm tắc nghẽn các đường ống dẫn nước thải là tăng khả năng ngập lụt của các đô thị vào mùa mưa.
ngập lụt đô thị
            Thứ tư là hủy hoại sinh vật: bao ni-lông bị trôi xuống hồ, biển làm chết các vi sinh vật. nhiều sinh vật đã chết do ăn phải hộp nhựa đựng thức ăn thừa của khách tham quan vứt bừa bãi.
ảnh hưởng đến sinh vật dưới biển

            Thứ năm là gây tổn hại sức khỏe: đặc biệt bao ni-lông màu được thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, cadimi gây tác hại cho não và nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi bao ni-lông bị đốt, các khí thải ra đặc biệt là khí điôxin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, ho ra máu ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.
bệnh tật ở trẻ em
            Thứ sáu là ô nhiễm môi trường: sự lạm dụng các sản phẩm ni-lông cùng với sự bừa bãi, vô ý thức của con người khiến cho nó trở thành thứ rác vứt bừa bãi, không chỉ làm mất mỹ quan đường phố mà còn là tác nhân chứa vi khuẩn gây bệnh, gây ứ đọng nước thải, hôi thối, ô nhiễm môi trường.
ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng mỹ quan đô thị
            Thứ bảy là và đây là tác hại nguy hiểm nhất, túi ni-lông gây ung thư, biến đổi giới tính, bởi vì những chất phụ gia được dùng để chế tạo độ dẻo, dai của túi ni-lông có khả năng gây độc cho người nếu bị làm nóng ở nhiệt độ cao. ở nhiệt độ 70 – 80 0C, chất phụ gia trong túi ni-lông sẽ hòa tan vào thực phẩm. Trong chất phụ gia hóa dẻo có TOCP làm tổn thương và thoái hóa thần kinh ngoại biến và tủy sống; chất BBP có thể gây độc cho tinh hoàn và gây một số dị tật bẩm sinh nếu thường xuyên tiếp xúc với nó. Nếu sử dụng túi ni-lông để đựng các thực phẩm chua có tính axit nhưng dưa muối, dưa cà, thực phẩm nóng, các chất hóa dẻo trong túi ni-lông sẽ tách khỏi thành phần nhựa và gây độc cho thực phẩm. khi ngấm vào dưa chua, axit lactic ở trong dưa, cà sẽ hòa tan một số kim loại thành muối thủy ngân có thể gây ung thư
            Ngoài bảy tác hại của túi ni-lông được các nhà khoa học đã minh chứng nếu chúng ta để tâm đến thì còn rất nhiều tác hại khác không kể ra nhưng nó lại ảnh hưởng đến chúng ta theo thời gian chúng ta tiếp xúc nhiều hay ít với túi ni-lông
            Với bài viết ngắn này chúng ta nên có ý thức hơn khi sử dụng túi ni-lông và có thể tập dần thói quen hạn chế sử dụng túi ni-lông đến không sử dụng túi ni-lông

Bài viết được trích theo “hỏi đáp hóa học phổ thông” do PGS.TS Cao Cự Giác, nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội năm 2014.

0 comments:

Post a Comment